Tủ thí nghiệm và thiết bị phòng thí nghiệm hóa sinh cần được thiết kế khoa học, màu sắc đơn giản và bố trí máy móc, dụng cụ hợp lý để thuận tiện cho người dùng.
+ Phục vụ đào tạo (giảng dạy thực hành) các môn thuộc Bộ môn Công nghệ Vi sinh Hóa sinh quản lý như: Công nghệ Vi sinh, Hóa sinh đại cương, Hóa sinh trao đổi chất, … một số môn học khác khi có lịch yêu cầu.
+ Phục vụ cho nghiên cứu khoa học của sinh viên, giảng viên; Là nơi để sinh viên thực hiện các thí nghiệm của khóa luận tốt nghiệp, …
1. Tủ ấm nuôi cấy vi sinh vật; 2. tủ an toàn sinh học; 3. Tủ nuôi lắc ổn nhiệt; 4. Tủ sấy Memmert; 5. Tủ hút; 6. Máy quang phổ soi màu; 7. Máy siêu âm; 8. Máy ly tâm; 9. Máy Vortex; 10. Máy đo PH; 11. Máy lắc; 12. Kính hiển vi quang học Olympus; 13. Kính hiển vi quang học kết nối máy tính; 14. Máy cất đạm Kjeldahl
15. Bộ phá mẫu Kjeldahl; 16. Máy đo COD, BOD; 17. Máy chưng cất lôi cuốn hơi nước; 18. Lò vi sóng; 18. Bếp hồng ngoại; 20. Bếp từ; 21. Lò vi sóng; 22. Tủ lạnh.
– Thí nghiệm các phản ứng định tính các loại carbonhydrat.
– Các phản ứng định tính protein, các phản ứng xác định một số acid amin.
– Định lượng nitơ toàn phần.
– Chiết xuất một số thành phần lipid trong lòng đỏ trứng.
– Khảo sát, định tính và định lượng một số enzym như amylase, GOT, GPT,..
– Định lượng cholesterol, acid uric, urê..
– Định lượng calcium, sắt, clorid.
– Định tính, định lượng protein và glucose trong nước tiểu
– Tìm một số thành phần bất thường trong nước tiểu như: ceton, sắc tố mật.
– Định lượng một số thành phần trong dịch tiêu hóa.